1. Mất cân bằng nội tiết tố
Trong suốt thời kỳ sinh sản của mình, người phụ nữ phải trải qua nhiều
giai đoạn bao gồm từ lúc có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn
kinh, mãn kinh. Những điểm mốc này thường đi liền với sự mất cân bằng
nội tiết tố trong cơ thể, biểu hiện thành các dạng như kinh nguyệt không
đều hoặc bị mất.
2. Tăng hoặc giảm cân
Đột nhiên tăng hoặc giảm cân cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt bởi vì
những biến động trong cân nặng của phụ nữ làm nhiễu loạn mức độ hoóc môn
trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự hành kinh. Hầu hết phụ nữ giảm cân đều
bị kinh nguyệt thất thường, còn đôi khi phụ nữ tăng cân cũng bị tình
trạng này.
3. Rối loạn ăn uống
Một số rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần hoặc ăn vô độ cũng có thể
làm cho kinh nguyệt không đều. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không bình
thường làm biến động mức độ hoóc môn và cũng có thể làm ảnh hưởng
xấu đến các chức năng quan trọng của cơ thể, ví dụ như tỷ lệ trao đổi
chất cơ bản.
Một số bài tập yaga có tác dụng rất tốt để điều hòa kinh nguyêt. Ảnh: idiva.com. |
4. Tập thể dục quá nhiều
Tập thể dục nhiều cũng làm thay đổi các hoạt động thông thường của cơ
thể và gây kinh nguyệt không đều. Chẳng vậy mà hầu hết các vận động viên
- những người tập thể dục rất nhiều - thường xuyên phải đối mặt với vấn
đề rối loạn kinh nguyệt.
5. Rối loạn tuyến giáp
Phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp thường có kinh nguyệt không đều. Nguyên
nhân do hoóc môn tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ
thể chúng ta và vì thế ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
6. Cho con bú
Cho con bú cũng ảnh hưởng đến lượng hoóc môn và làm rối loạn cân bằng
bình thường của phụ nữ dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường
những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin
có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm
giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Sau khi có kinh
trở lại cũng phải cần một thời gian nó mới đi vào ổn định.
7. Dậy thì
Khi mới có kinh nguyệt, hầu hết bạn gái đều có kinh nguyệt không đều.
Nguyên nhân vì mức độ nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể phải
mất một thời gian để ổn định và hình thành quy luật. Nói chung, các bạn
gái thường phải mất 2, 3 năm đầu tiên bị kinh nguyệt không đều.
8. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra ở khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi
sinh sản. Trong độ tuổi này, buồng trứng có thể sản sinh ra các nang làm
tăng lượng estrogen trong cơ thể, làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên
và bong ra. Nếu tình trạng này xảy ra, phụ nữ không có chu kỳ kinh thật
sự vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều. Nó có nhiều triệu chứng
nhận thấy được bao gồm tăng cân, mụn trứng cá, thường xuyên chậm kinh,
mất kinh và rậm lông.
9. Trước khi mãn kinh
Đến giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ cũng trải qua kinh nguyệt không
đều. Điều này là bình thường bởi kể từ khi mức độ hoóc môn nữ bắt đầu
giảm thì chu kỳ kinh trước đó bị phá vỡ và dẫn đến kinh nguyệt không
đều.
10. Căng thẳng
Công việc căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, stress... sẽ làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hoóc môn cortisol. Loại hoóc môn này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Sự ảnh hưởng của các loại hoóc môn này sẽ là nguy cơ gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ và ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.
Lúc này những bài tập như tập thở và thiền định có
thể giúp hạ thấp xuống mức độ căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn thường
xuyên bị kinh nguyệt thất thường hãy đến tham khảo ý kiến bác sĩ và có
liệu trình điều trị phù hợp.
Thanh Thu (Theo ladycarehealth.com)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét