Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Bệnh âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm đạobệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ Việt Nam. Chính vì sự phổ biến này mà nhiều chị em cho đó là vấn đề bình thường “đâu riêng gì mình”. Nhưng trên thực tế, viêm âm đạo không chỉ gây ra phiền phức, khó chịu trong cuộc sống hằng ngày mà đó còn là căn bệnh đe dọa sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
Bệnh âm đạo do vi khuẩn
Trước đây được gọi là viêm âm đạo không đặc hiệu, viêm âm đạo do Heamophilus vaginalis, viêm âm đạo Corynebacterium vaginalis và Gardnerella vaginalis.
Bệnh âm đạo do vi khuẩn ngày nay được coi là một nhiễm đa khuẩn gây ra do tǎng vi khuẩn yếm khí và giảm lactobacili (quần thể chủ yếu trong âm đạo bình thường). Các vi khuẩn gây bệnh gồm Bacteroide, Pepto-Streptococcus, Mobiluncus, Eubacterium và Fusobacterium. Kết quả là một xuất tiết âm đạo phiền hà, nặng mùi, nóng và ngứa. ở thể nặng nhất, đó là một xuất tiết tràn lan, màu xám-lục, mùi tanh đi kèm với tiểu tiện đau phần ngoài và đau bụng dưới. Có thể lây truyền bằng đường tình dục, các vi sinh gây bệnh có thể đến từ niệu đạo của bạn tình nam của đàn bà bị nhiễm.

 Chẩn đoán được làm bằng xét nghiệm tiêu bản tươi tìm các tế bào đầu mối điển hình, đó là các tế bào biểu mô âm đạo bong dính với các vi khuẩn hình cầu (hình 31.3). Các bạch cầu thường không thấy ở các tiêu bản tươi, và từng mảng cầu khuẩn nhỏ thay thế các vi khuẩn âm đạo hạnh que. Thêm KOH vào dịch tiết thường tạo ra mùi tanh. Nếu nhuộm Gram ta thấy các mảng cầu khuẩn Gram âm (Mobiluncus) dính vào các tế bào đầu mối.
Hình 31.3 Hình vẽ sơ lược của các tế bào đầu mối. Chú ý đến số lượng của các hình que. Độ phóng đại tương đối với vật kính thô.
Không có loại kháng sinh nào hòa n toàn có hiệu quả. Điều trị có hiệu quả nhất là metronidazol, 500mg, 2 lần một ngày trong 7-10 ngày cho cả bệnh nhân và bạn tình nam, nhưng nó thường gây nôn và có nhiều bệnh nhân có chống chỉ định khi có thai. Ampicillin đã được sử dụng trong quá khứ và có hiệu quả trên khoảng một nửa các bệnh nhân. Clindamycin là một chất thay thếch hiệu quả, nó có thể dùng bằng đường uống (300mg, 2lần/ngày trong 7 ngày) và tại chỗ (đặt vào âm đạo khi đi ngủ trong 7 ngày) và có thể dùng khi có thai. Cũng như các bệnh lây lan theo đường tình dục khác (STD) cả cặp bạn tình cùng được điều trị đồng thời trong các trường hợp bệnh âm đạo khó trị để ngừa tái phát, kiêng giao hợp hoặc dùng bao cao su cho đến khi điều trị đã xong.
Theo : http://suckhoephukhoa.net/dia-chi-kham-phu-khoa-tot-nhat-o-ha-noi/


0 nhận xét:

Đăng nhận xét